Các công ty, và cụ thể là người làm tiếp thị, thường có khuynh hướng xếp mọi người vô chung các hạng mục. Giới tiếp thị giỏi nói về “người tiêu dùng: như thể chỉ là một người, giống như giới tài chính nói về “cổ đông” hoặc “chủ nợ” và giới nhân sự HR nói về “nhân viên”.
Đương nhiên chúng ta thường cần phải làm thế chỉ để việc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn, nhưng nhớ rằng mỗi người trong số họ đều xem bản thân mình là một cá thể cũng rất có lợi.
Đôi khi có thể nhấn mạnh việc này trong PR, mặc dù đa số hoat động PR đều diễn ra thông qua kênh truyền thông đại chúng.
BUPA (tổ chức bảo hiểm y tế tư nhân) là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tư nhân hàng đầu ở Anh. Được thành lập vào năm 1947, ngay trước khi Cơ quan sức khỏe quốc giá (NHS) ra đời, nó vẫn chiếm một phần quan trọng trong hạ tầng y tế ở Anh, lấp vào những chỗ trống trong cung ứng của NHS.
BUPA muốn cải tiến văn hóa nội bộ bằng cách để nhân viên gắn bó nhiều hơn với thương hiệu. Mục tiêu là để cải thiện mức độ dịch vụ và giảm khiếu nại của khách hàng, cũng như đem lại cảm giác gắn bó và tinh thân đồng đội cho nhân viên.
Các nhân viên PR của BUPA đã nảy ra khái niêm “One Life” – sự sống. Khái niệm này được xây dựng dựa trên sức mạnh con người, khái niệm nói rằng một con người có thể thay đổi nhiều thứ. Các nhân viên có tài năng hoặc sở thích khác thường được mời diễn thử để tham gia chương trình gồm nhiều sự kiện, và một đoạn clip thẻ hiện những cuộc phỏng vấn với khách hàng trình bày kinh nghiệm giao dich giữa họ với các nhân viên BUPA đã thay đổi cuộc đời họ một cách tốt đẹp hơn như thees nào được đặt làm.
Cách tiếp cận này hiệu quả hơn hẳn giải thưởng “nhân viên của tháng” (vốn thường chỉ khiến người nhận giải cảm thấy lúng túng). Nó tôn vinh tính cách cá nhân và mở ra cơ hội cho mọi người thay vì chỉ chú ý đến vai trò của họ trong tổ chức.