Đa số hoạt động PR đều nhắm đến công chung là người trưởng thành- các cơ quan nhà nước, khách hàng, người lao động, quần chúng nói chung. Song chúng ta cũng biết người ta bắt đầu định hình quan niệm về các công ty rất lâu trước khi tới lúc làm ăn với nhau. Ngay cả trẻ em cũng hình thành sự liên tưởng đến các thương hiệu rõ ràng từ khi còn rất nhỏ, vậy tại sao lại không tranh thủ tiếp cận trẻ em trước khi đối thủ cạnh tranh làm chuyện đó.
Tìm ra phương tiện thích hợp để làm chuyện này là cả một vấn đề. Trẻ em không mấy mặn mà với phương tiện truyền thông và chẳng bao giờ đọc thông cáo báo chí, nhưng mạng xã hội đã ra đời đã khiến cách tiếp cận trở nên dễ dàng hơn.
Có khá nhiều công ty bảo trợ cho các đội thể thao: thật ra trong PR các đội thể thao và các sự kiện thể thao có thể được xem là dạng bảo trợ phổ biến nhât. Trẻ em có thể nhận rõ loại hình bảo trợ này, và tất nhiên là không lãnh đạm với nó: nhưng còn việc tài trợ cho thứ gì đó mà tự trẻ em nhận thấy quan trọng với mình thì sao nào?
Roy of the Rovers là người hùng của một tạp chí bóng đá từ năm 1954 đến năm 2000. Đội bóng hư cấu của ảnh, Melchester Rovers, có nhiều nhà bảo trợ, bao gồm McDonald’s TSB, Subbuteo, và Nike. Việc bảo trợ cho một đội bóng hư cấu có thể xem như một ý tưởng kỳ dị, nhưng lại có khá nhiều lợi thế. Thứ nhất, nó là một cách tiếp cận với đối tượng khán giả bé trai. Thứ hai, chắc chắn rằng đội sẽ chiến thắng hằng tuần, sẽ không dính vào bê bối nghiện ngập, và sẽ giữ được vẻ điềm đạm và hành xử đúng mực mỗi khi thi đấu. Thứ ba, truyện tranh thường được giữ gìn và đọc đi đọc lại nhiều lần. Thứ tư, sự bảo trợ làm gia tăng uy tín cho cột tranh vui, cũng có ích cho uy tín của người bảo trợ. Và sau hết, bảo trợ cho một đội bóng hư cấu thường rẻ hơn bảo trợ cho một đội bóng thật rất nhiều – không phải cân nhắc tí nào.
Theo dòng thời gian, truyện tranh dân bị thay thế bởi các trò chơi vi tính, điện thoại, bởi những thỏa thuận bảo trợ có khả năng này sinh khác. Đương nhiên quan trọng là phải theo kịp thời đại