Mục lục bài viết
Khả năng tổng hợp tốt chính là chìa khóa mở cánh cửa dẫn tới các bước tiếp theo và đảm bảo cho sự tiến triển. Một bản tổng kết hay là căn cứ cho bước tiếp theo. Tổng hợp các điểm quan trọng của một cuộc thảo luận sẽ làm rõ bước tiếp theo và đem lại sức ảnh hưởng cá nhân to lớn. Ta có thể ngại xen vào một cuộc đối thoại phức tạp hoặc khó khăn bởi ta không biết đáp án nào sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người. Điều cần thiết là có người tổng hợp các luận điểm chính và đúc kết những vấn đề nào cần được thảo luận thêm.
Người tổng hợp phải hết sức cẩn trọng để tóm tắt chính xác cuộc thảo luận. Nếu tổng hợp của bạn có vẻ thiên vị, uy tín của bạn sẽ giảm sút. Tuy nhiên khi tổng hợp bạn cần đảm bảo những điểm quan trọng nhất đối với bạn phải được đề cập, với điều kiện đó là một tổng kết chính xác, khái quát.
Tổng hợp dữ liệu và thông tin như thế nào giúp xây dựng ảnh hưởng cá nhân
• Khi cuộc thảo luận diễn ra, hãy ghi chép một vài điểm thỏa thuận quan trọng và vấn đề cần xem xét thêm.
• Sẵn sàng chia sẻ tổng kết của bạn khi thích hợp.
• Bài trừ quan niệm cho rằng nếu không có giải pháp thì không thể đóng góp.
• Rút kinh nghiệm từ những người có khả năng tổng hợp tốt và điều chỉnh phương pháp của họ.
• Bạn không cần đưa tất cả mọi vấn đề vào bản tổng kết – một bản tổng kết tốt chỉ cần đề cập cốt lõi của các vấn đề chính.
• Không nên cảm thấy bị tổn thương nếu bản tổng kết của bạn bị bỏ qua, nó sẽ cung cấp chất liệu cho suy nghĩ của người khác dù họ không công khai thừa nhận tầm quan trọng của nó.
Chúng ta dựa vào dữ liệu và thông tin, nhưng chúng ta cũng dựa vào trực giác của mình. Đôi khi ta cảm thấy sợ hãi hay bứt rứt trước khi vấn đề thực sự xảy đến. Tương tự, ta có thể cảm nhận một cơ hội đang tới trước khi cân nhắc tất cả các dữ liệu một cách logic.
Trực giác bắt nguồn từ nền tảng văn hóa, kinh nghiệm sống, các giá trị và cảm xúc của chúng ta. Phần não bộ tiềm thức của chúng ta xử lý rất nhiều thông tin và ý tưởng ngoài những suy nghĩ có ý thức của chúng ta và đem lại hiểu biết giá trị. Nếu trực giác mách bảo rằng đã tới lúc bạn cần nói chuyện với ai đó, đóng góp theo một cách cụ thể nào đó, thì có khả năng là não bộ của bạn đang nói cho bạn biết một điều gì. Không phải tất cả trực giác đều chính xác, chúng cần được kiểm chứng. Nhưng trực giác cung cấp những cơ sở dữ liệu giá trị mà nếu bỏ qua thì thật là dại dột.
Tin vào trực giác theo cách nào để thương hiệu cá nhân trở nên mạnh mẽ
• Nhớ lại những lúc trực giác cho bạn những dữ liệu quan trọng trong quá khứ.
• Sẵn sàng chia sẻ trực giác của bạn với người đáng tin cậy để kiểm chứng giá trị.
• Coi trực giác là nguồn hiểu biết quí giá.
• Suy ngẫm về điều trực giác đã mách bảo – hãy khám phá chúng thay vì bỏ rơi.
• Nhận ra khuôn mẫu về thời điểm tốt nhất để bạn rút ra những hiểu biết sâu sắc từ trải nghiệm vô thức mở rộng.